M&A là gì? Sơ lược về hoạt động Mua Lại và sáp nhậ
[Link removed - login to see]
M&A, cụm từ viết tắt của Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại), đề cập đến quá trình giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.
Hai hoạt động hoàn toàn khác biệt trong M&A là: Sáp nhập và Mua lại.
Sáp nhập (Mergers - M): Đây là quá trình hai công ty, thường có kích thước tương đương, quyết định hợp nhất thành một thực thể kinh doanh mới. Trong quá trình này, công ty được sáp nhập sẽ chuyển giao tất cả tài sản và quyền lợi cho công ty mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại. Hai bên tham gia thường có mối quan hệ cạnh tranh trước đó, hoặc chia sẻ cùng một thị trường mục tiêu hoặc nhà cung cấp.
Mua lại (Acquisitions - M): Đây là hình thức mà một doanh nghiệp lớn hơn mua lại một doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn. Doanh nghiệp được mua vẫn bảo lưu tư cách pháp nhân cũ, tuy nhiên doanh nghiệp mua lại sẽ có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp mà mình mới mua. Đây thường là chiến lược của những công ty lớn nhằm mở rộng quy mô hoặc kiểm soát các doanh nghiệp nhỏ hơn.
Dù mỗi hoạt động trong M&A có đặc điểm riêng, mục tiêu cuối cùng vẫn là tăng trưởng và mở rộng. Điều quan trọng nhất trong Mua bán và Sáp nhập là xác định được doanh nghiệp mục tiêu phù hợp để quyết định liệu có nên tiến hành sáp nhập hay mua lại.
URL image
Lợi ích và hạn chế của hoạt động Mua lại & Sáp nhập
Mergers & Acquisitions tạo ra giá trị cộng hưởng thông qua việc giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hay tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng (giá trị tăng thêm) có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh và nâng cao giá trị doanh nghiệp sau M&A.
Những lợi ích của M&A
Sau một giao dịch M&A, doanh nghiệp có thể thu về nhiều lợi ích quan trọng như sau:
Mở rộng quy mô doanh nghiệp: Việc sáp nhật hay mua lại một công ty khác có thể giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Tất cả các yếu tố từ nhân lực, thị trường, chi nhánh hay nguồn vốn đều được cải thiện, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh nghiệp.
Giảm chi phí: Khi hai doanh nghiệp M&A chia sẻ tài nguyên với nhau, chi phí liên quan đến sản xuất, quản lý và nhân sự sẽ được tiết kiệm đáng kể.
Tiềm năng đầu tư vào lĩnh vực mới với rủi ro thấp: Công ty nhận sáp nhập có thể mở rộng cơ hội kinh doanh trong các lĩnh vực mới mà ít gặp rủi ro hơn nhờ vào việc tận dụng nguồn lực sẵn có từ công ty được sáp nhập.
Tăng cường năng lực cạnh tranh: Việc hợp nhất hoặc mua lại một doanh nghiệp khác mang lại sức mạnh và khả năng cạnh tranh mới cho công ty nhận sáp nhập, giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh vị thế mạnh mẽ hơn trên thị trường trong tương lai.
Tối ưu hóa nguồn lực tài chính: M&A sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn tài chính bằng cách sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty được sáp nhập vào.
Những lợi ích này không chỉ góp phần vào sự phát triển kinh tế nhanh chóng của doanh nghiệp mà còn củng cố vị thế và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.
Những hạn chế của M&A
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, thương vụ M&A cũng đi kèm với một số hạn chế cần cân nhắc để giảm thiểu rủi ro:
Chi phí cao: Việc mua lại doanh nghiệp có thể yêu cầu một khoản đầu tư lớn để giành quyền kiểm soát, đặt ra gánh nặng tài chính đáng kể cho doanh nghiệp có nhu cầu mua.
Phức tạp về mặt pháp lý: Các thương vụ mua lại và sáp nhập thường liên quan đến các quy định pháp lý phức tạp, yêu cầu một khoản chi phí lớn để giải quyết.
Rủi to bỏ lỡ vơ hội: Tập trung một phần lớn nguồn lực tài chính cho một thương vụ M&A có thể khiến doanh nghiệp không còn đủ khả năng để đầu tư vào các cơ hội phát triển khác (có thể tiềm năng hơn), ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trong tương lai.
Thách thức quản lý và vận hành: Sự kết hợp của hai doanh nghiệp mang lại thách thức lớn trong việc hòa nhập văn hóa, quy trình làm việc và hệ thống quản lý. Điều này có thể gây ra xung đột nội bộ và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn.
Những hình thức M&A phổ biến ngày nay
M&A theo chiều dọc (Vertical M&A)
M&A theo chiều dọc hay M&A dọc theo chuỗi cung ứng là hình thức sáp nhập hoặc thâu tóm các công ty hoạt động trong các mắt xích khác nhau của chuỗi cung ứng, mục đích là tạo ra hiệu quả kinh tế đồng thời giảm chi phí sản xuất.
Loại hợp nhất theo chiều dọc này sẽ tạo ra một hệ thống sản xuất và phân phối hiệu quả hơn, qua đó kiểm soát chất lượng sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn mang lại lợi thế cạnh tranh bằng cách giảm thiểu chi phí sản xuất và tối ưu hóa quá trình vận hành. Thông qua việc kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể đảm bảo chất lượng và hiệu suất cao nhất, đồng thời cắt giảm một số khoản chi phí không cần thiết, cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường.
M&A theo chiều ngang (Horizontal M&A)
M&A theo chiều ngang (M&A ngang hàng) là hình thức sáp nhập hay thâu tóm các công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh hoặc một ngành công nghiệp nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh và thị phần.
Các doanh nghiệp trong hoạt động M&A theo chiều ngang đa phần có điểm chung là sản phẩm hay hình thức mua bán và cả phân khúc khách hàng. Hiệu quả từ loại hình M&A ngang hàng đem lại sẽ giúp gia tăng thị phần, tăng doanh thu lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
M&A kết hợp (Conglomerate M&A)
M&A kết hợp (M&A chéo) là hình thức sáp nhập / thâu tóm các công ty hoạt động trong các ngành công nghiệp hay lĩnh vực kinh doanh khác nhau với mục đích tăng trưởng doanh số bán hàng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm và dịch vụ.
Hình thức M&A này thường được diễn ra giữa những công ty cùng phục vụ một nhóm đối tượng khách hàng, trong cùng một lĩnh vực cụ thể nhưng không cung cấp sản phẩm giống nhau. Đặc biệt, những sản phẩm này có thể hỗ trợ lẫn nhau, đi cùng nhau để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, cũng vì thế mà nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
Tóm lại, hình thức sáp nhập này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: Giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, da dạng hóa các sản phẩm, mặt hàng, gia tăng lợi nhuận, tiếp cận các nguồn tài nguyên khách hàng sẵn có, ...
M&A thế chấp (Leveraged Buyout - LBO)
Hình thức M&A thế chấp là hình thức mà một nhóm nhà đầu tư hoặc một công ty sử dụng vốn vay để mua lại một công ty, đồng thời sử dụng tài sản của công ty đó làm thế chấp cho khoản vay.
Trong một thương vụ M&A thế chấp, tài sản của công ty được mua hoặc cả hai công ty (trong trường hợp sáp nhập) thường được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Mục đích là để giảm rủi ro cho bên cho vay bằng cách có quyền thế chấp trên tài sản của công ty nếu doanh nghiệp không thể trả nợ.
M&A tái cơ cấu (Restructuring M&A)
M&A tái cơ cấu là hình thức sáp nhập hoặc thâu tóm các công ty bị khó khăn tài chính hoặc hoạt động kém hiệu quả. Mục tiêu của quá trình M&A tái cơ cấu là để cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh, giảm bớt chi phí không cần thiết, hoặc thoát khỏi các tình trạng khó khăn tài chính.
M&A tái cơ cấu yêu cầu sự đánh giá kỹ lưỡng và chiến lược kinh doanh rõ ràng, với sự tham gia của các bên liên quan như cố vấn tài chính, luật sư, và quản lý doanh nghiệp, để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ và mang lại lợi ích tối đa cho công ty.
URL image
Quy trình tiến hành một thương vụ M&A
Quy trình thực hiện M&A là một quá trình đầy thách thức và đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, trong đó gồm chuyên gia M&A, luật sư, nhà đầu tư, và đội ngũ của cả hai công ty. Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình M&A:
Bước 1: Xác định mục tiêu và chiến lược
Trong giai đoạn này, công ty cần xác định mục tiêu cụ thể của việc M&A, bao gồm lý do, mục tiêu kinh doanh, và kết quả mong muốn. Sau đó, công ty sẽ thông qua các tiêu chí và chiến lược này để bắt đầu tìm kiếm và lựa chọn các đối tác tiềm năng phù hợp.
Bước 2: Đánh giá sơ bộ (Preliminary Due Diligence)
Giai đoạn đánh giá sơ bộ bao gồm việc đánh giá sơ bộ về tài chính, quản trị, pháp lý, và một số khía cạnh khác của công ty mục tiêu. Mục đích của giai đoạn này là để xác định tiềm năng và khả năng tương thích giữa hai bên.
Bước 3: Đánh giá chi tiết (Detailed Due Diligence)
Sau khi kết thúc và thông qua giai đoạn đánh gia sơ bộ, công ty tiến hành đánh giá chi tiết hơn về các vấn đề tài chính, kế hoạch kinh doanh, và quản lý, cũng như giải quyết các vấn đề pháp lý và tài sản của công ty mục tiêu.
Bước 4: Thiết lập kế hoạch hợp nhất (Integration Planning)
Trong giai đoạn xây dựng kế hoạch hợp nhất, công ty sẽ phát triển kế hoạch chi tiết cho việc hợp nhất, bao gồm việc hợp nhất quy trình kinh doanh, nhân sự, và hệ thống tài chính.
Bước 5: Thương lượng và Ký kết thỏa thuận
Giai đoạn này bao gồm việc thương lượng và ký kết các thỏa thuận M&A, với các điều khoản chi tiết về giá trị, phương thức thanh toán, và một số điều kiện liên quan khác.
Bước 6: Tiến hành hợp nhất và Quản lý sau M&A
Cuối cùng, quá trình hợp nhất chính thức diễn ra, bao gồm việc chuyển giao công nghệ, quản lý nhân sự, và quản lý tài chính. Giai đoạn hợp nhất cũng đòi hỏi việc quản lý và theo dõi chặt chẽ hoạt động của công ty sau M&A để đảm bảo sự thành công và ổn định lâu dài.
Quy trình thực hiện một thương vụ M&A đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đánh giá và quản lý rủi ro cẩn thận. Mỗi bước trong quy trình này đều vô cùng quan trọng và cần được thực hiện một cách tỉ mỉ, có chiến lược rõ ràng để đạt được kết quả thành công.
URL image
Phương pháp định giá một thương vụ M&A
Trong một thương vụ Mua lại và Sáp nhập, việc định giá doanh nghiệp một cách chính xác là yếu tố quan trọng giúp các bên liên quan đưa ra quyết định đầu tư thông minh. Sau đây là các phương pháp tính M&A phổ biến nhất:
Tính giá trị doanh nghiệp (Enterprise Value, EV)
EV hay Enterprise Value là tổng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cộng với nợ, trừ đi tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt của doanh nghiệp. Phương pháp sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về giá trị thực sự của doanh nghiệp bằng cách tính đến cả những khoản nợ và tiền mặt.
Tính giá trị vốn chủ sở hữu (Equity Value)
Equity Value là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu, tính bằng cách nhân giá cổ phiếu với tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Phương pháp này chủ yếu là tập trung vào giá trị của cổ đông.
Tính Tỷ Lệ P/E (Price-to-Earnings Ratio)
Tỷ lệ P/E hay Price-to-Earnings Ratio được sử dụng để định giá một doanh nghiệp bằng cách chia giá trị thị trường của cổ phiếu cho lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu. Phương pháp này sẽ hỗ trợ nhà đầu tư trong việc hiểu được giá cổ phiếu hiện tại so với khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Tính giá trị tiềm năng (Potential Value)
Tính giá trị tiềm năng là hình thức định giá doanh nghiệp dựa trên giá trị tiềm năng có thể đạt được thông qua các dự án, sản phẩm hoặc thị trường mới. Phương pháp này tập trung chủ yế vào việc đánh giá khả năng tăng trưởng và mở rộng trong tương lai của doanh nghiệp.
Tính tỷ lệ đổi trao đổi (Exchange Ratio)
Exchange Ratio được sử dụng trong M&A với mục đích xác định số lượng cổ phiếu mà một công ty sẽ cung cấp để đổi lấy cổ phiếu của công ty khác, dựa trên giá trị thị trường của cổ phiếu của họ.
Tính giá trị tài sản (Asset Value)
Tính giá trị tài sản là phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên tổng giá trị tài sản ròng, bao gồm cả tài sản hữu hình và vô hình. Phương pháp này thường được áp dụng cho những doanh nghiệp sở hữu nhiều tài sản cố định.
Mỗi phương pháp định giá cho M&A đều có những ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương pháp nào để định giá sẽ phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể của giao dịch M&A cũng như thông tin và dữ liệu sẵn có.
Những điều luật cần lưu ý khi tham gia Hoạt động M&A?
Ngày nay, hoạt động M&A đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam và được quản lý thông qua một loạt các quy định pháp luật từ nhiều lĩnh vực khác nhau:
Theo Luật Doanh Nghiệp:
Các Điều 17, 198, 199, 200, 201, 51, 52, 126 và 127 đề cập đến thủ tục cho hoạt động sáp nhập, hợp nhất, tách, chia công ty; điều kiện cho việc góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần, và quản lý doanh nghiệp; quy định mua, bán, chuyển nhượng cổ phần cho các loại hình doanh nghiệp.
Theo Luật Chứng Khoán:
Điều 93 theo Luật Chứng Khoán quy định các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cần phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận trước khi tiến hành các hoạt động M&A.
Theo Luật Cạnh Tranh:
Các Điều 29 và 30 xác định hoạt động mua lại, sáp nhập và hợp nhất công ty, đảm bảo rằng các hoạt động này không gây ảnh hưởng hoặc hạn chế đối với thị trường.
Theo Luật Các Tổ Chức Tín Dụng:
Điều 153 yêu cầu các tổ chức tín dụng muốn thực hiện hoạt động M&A cần phải có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước thông qua văn bản pháp lý.
Theo Luật Đầu Tư:
Điều 3 và 24 cho phép nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động kinh doanh như thành lập tổ chức kinh tế, mua cổ phần, góp vốn đầu tư dưới điều kiện tuân thủ các quy định và điều kiện của Nhà nước.
URL image
Quy định pháp luật về hoạt động M&A đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình thực hiện M&A, giúp bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan và đảm bảo tính ổn định của thị trường. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia vào hoạt động M&A, việc nắm vững các quy định pháp luật trên là vô cùng quan trọng để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ.
Những thương vụ M&A tiêu biểu trong năm qua
Thương vụ M&A nổi bật của thế giới
Những thương vụ M&A đã trở thành một phần quan trọng của chiến lược tăng trưởng và phát triển cho nhiều doanh nghiệp toàn cầu. Dưới đây là một số thương vụ M&A nổi tiếng mà các bên tham gia đã hỗ trợ nhau trong việc tăng cường sức mạnh cạnh tranh và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy thách thức:
M&A thuộc khối tài chính ngân hàng
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các thương vụ M&A đáng chú ý bao gồm:
Sự hợp nhất giữa ABN Amro và Barclays PLC đã tạo nên một thỏa thuận khổng lồ trị giá 91 tỷ USD.
Unicredit SPA mở rộng quy mô bằng cách sáp nhập Societe Generale SA và Capitalia SpA vào hệ thống của mình.
Bank of America tăng cường vị thế trên thị trường bằng việc thu mua Merrill Lynch với số tiền lên tới 50 tỷ USD.
Wells Fargo tăng trưởng mạnh mẽ thông qua việc tiếp quản Wachovia, với giá trị thương vụ 15,1 tỷ USD.
Sự kết hợp giữa Ngân hàng UFJ Holding và Mitsubishi Tokyo Financial Group là một bước ngoặt trong ngành ngân hàng Nhật Bản.
Sàn giao dịch New York NYSE mở rộng sức ảnh hưởng toàn cầu thông qua việc mua lại Euronext với giá 14,3 tỷ USD.
M&A thuộc khối ngành công nghệ
Sự kết hợp giữa Antel, TPG Capital và Goldman Sachs đã tạo ra một thỏa thuận trị giá 27,5 tỷ USD.
Thomson (Canada) mở rộng quy mô toàn cầu bằng việc sáp nhập Reuters (Anh) với giá hơn 17 tỷ USD.
Tập đoàn Sony tăng cường mảng truyền thông di động thông qua việc sáp nhập với AB L.M. Ericsson.
Mối quan hệ đối tác giữa iPod của Apple và HP đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực công nghệ.
Oracle mở rộng dấu ấn trong ngành phần mềm doanh nghiệp bằng việc mua lại Siebel Systems với giá 5,85 tỷ USD.
Sự hợp tác giữa Microsoft và Yahoo đánh dấu một chương mới trong lịch sử của cả hai công ty.
M&A thuộc khối ngành ôtô
Việc Chrysler kết hợp với Fiat mở ra cơ hội mới cho cả hai thương hiệu trên thị trường toàn cầu.
Volkswagen và Porsche tạo nên một liên minh mạnh mẽ thông qua thương vụ M&A, củng cố vị thế của mình trong ngành công nghiệp ô tô.
Những thương vụ M&A đáng chú ý tại Việt Nam
ThaiBev và Sabeco
Sabeco, công ty hàng đầu trong ngành sản xuất bia và nước giải khát tại Việt Nam, đã chuyển nhượng 53,59% cổ phần của mình với giá trị 4,8 tỷ USD cho Thai Beverage (ThaiBev). Giao dịch này mở ra cánh cửa cho ThaiBev tiếp cận và mở rộng thị trường nước giải khát và bia rượu tại Việt Nam, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chiến lược kinh doanh quốc tế của họ.
URL image
Shinhan Bank Đầu Tư vào Tiki
Tiki, một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam, đã nhận được sự đầu tư trị giá 88 triệu USD từ Shinhan Bank, thuộc Tập đoàn Shinhan của Hàn Quốc. Thương vụ này không chỉ mở rộng dấu ấn của Shinhan tại Việt Nam mà còn góp phần vào sự phát triển và mở rộng của Tiki trong khu vực.
URL image
Central Group Mua Big C Việt Nam
Central Group, một công ty hàng đầu của Thái Lan, đã đầu tư khoảng 1,11 tỷ USD để sở hữu Big C tại Việt Nam, với mục tiêu nắm giữ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam. Đây không phải là bước đi đầu tiên của Central Group tại Việt Nam khi trước đó, họ cũng đã thành công trong việc mua lại Nguyễn Kim, một chuỗi bán lẻ điện tử nổi tiếng.
URL image
Kết luận
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng gắn kết và sự cạnh tranh trở nên khốc liệt, Mua lại và Sáp nhập - Mergers and Acquisitions (M&A) đã trở thành một chiến lược không thể thiếu cho các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô và tăng cường sức mạnh cạnh tranh.
Qua việc tìm hiểu định nghĩa, lợi ích và các hình thức M&A phổ biến, cũng như nhìn lại một số giao dịch M&A nổi tiếng tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng sâu rộng của hoạt động này đối với sự phát triển kinh tế cũng như sự thịnh vượng của các doanh nghiệp. M&A không chỉ là công cụ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, mở rộng thị trường và tăng trưởng về quy mô, mà còn là chiến lược quan trọng giúp các doanh nghiệp đối mặt với thách thức, khai thác cơ hội trong môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay.
Khi thực hiện M&A, doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, phân tích chiến lược và tuân thủ đúng pháp luật để đảm bảo thành công và phát triển bền vững trong tương lai.
M&A, cụm từ viết tắt của Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại), đề cập đến quá trình giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.
Hai hoạt động hoàn toàn khác biệt trong M&A là: Sáp nhập và Mua lại.
Sáp nhập (Mergers - M): Đây là quá trình hai công ty, thường có kích thước tương đương, quyết định hợp nhất thành một thực thể kinh doanh mới. Trong quá trình này, công ty được sáp nhập sẽ chuyển giao tất cả tài sản và quyền lợi cho công ty mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại. Hai bên tham gia thường có mối quan hệ cạnh tranh trước đó, hoặc chia sẻ cùng một thị trường mục tiêu hoặc nhà cung cấp.
Mua lại (Acquisitions - M): Đây là hình thức mà một doanh nghiệp lớn hơn mua lại một doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn. Doanh nghiệp được mua vẫn bảo lưu tư cách pháp nhân cũ, tuy nhiên doanh nghiệp mua lại sẽ có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp mà mình mới mua. Đây thường là chiến lược của những công ty lớn nhằm mở rộng quy mô hoặc kiểm soát các doanh nghiệp nhỏ hơn.
Dù mỗi hoạt động trong M&A có đặc điểm riêng, mục tiêu cuối cùng vẫn là tăng trưởng và mở rộng. Điều quan trọng nhất trong Mua bán và Sáp nhập là xác định được doanh nghiệp mục tiêu phù hợp để quyết định liệu có nên tiến hành sáp nhập hay mua lại.
URL image
Lợi ích và hạn chế của hoạt động Mua lại & Sáp nhập
Mergers & Acquisitions tạo ra giá trị cộng hưởng thông qua việc giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hay tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng (giá trị tăng thêm) có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh và nâng cao giá trị doanh nghiệp sau M&A.
Những lợi ích của M&A
Sau một giao dịch M&A, doanh nghiệp có thể thu về nhiều lợi ích quan trọng như sau:
Mở rộng quy mô doanh nghiệp: Việc sáp nhật hay mua lại một công ty khác có thể giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Tất cả các yếu tố từ nhân lực, thị trường, chi nhánh hay nguồn vốn đều được cải thiện, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh nghiệp.
Giảm chi phí: Khi hai doanh nghiệp M&A chia sẻ tài nguyên với nhau, chi phí liên quan đến sản xuất, quản lý và nhân sự sẽ được tiết kiệm đáng kể.
Tiềm năng đầu tư vào lĩnh vực mới với rủi ro thấp: Công ty nhận sáp nhập có thể mở rộng cơ hội kinh doanh trong các lĩnh vực mới mà ít gặp rủi ro hơn nhờ vào việc tận dụng nguồn lực sẵn có từ công ty được sáp nhập.
Tăng cường năng lực cạnh tranh: Việc hợp nhất hoặc mua lại một doanh nghiệp khác mang lại sức mạnh và khả năng cạnh tranh mới cho công ty nhận sáp nhập, giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh vị thế mạnh mẽ hơn trên thị trường trong tương lai.
Tối ưu hóa nguồn lực tài chính: M&A sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn tài chính bằng cách sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty được sáp nhập vào.
Những lợi ích này không chỉ góp phần vào sự phát triển kinh tế nhanh chóng của doanh nghiệp mà còn củng cố vị thế và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.
Những hạn chế của M&A
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, thương vụ M&A cũng đi kèm với một số hạn chế cần cân nhắc để giảm thiểu rủi ro:
Chi phí cao: Việc mua lại doanh nghiệp có thể yêu cầu một khoản đầu tư lớn để giành quyền kiểm soát, đặt ra gánh nặng tài chính đáng kể cho doanh nghiệp có nhu cầu mua.
Phức tạp về mặt pháp lý: Các thương vụ mua lại và sáp nhập thường liên quan đến các quy định pháp lý phức tạp, yêu cầu một khoản chi phí lớn để giải quyết.
Rủi to bỏ lỡ vơ hội: Tập trung một phần lớn nguồn lực tài chính cho một thương vụ M&A có thể khiến doanh nghiệp không còn đủ khả năng để đầu tư vào các cơ hội phát triển khác (có thể tiềm năng hơn), ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trong tương lai.
Thách thức quản lý và vận hành: Sự kết hợp của hai doanh nghiệp mang lại thách thức lớn trong việc hòa nhập văn hóa, quy trình làm việc và hệ thống quản lý. Điều này có thể gây ra xung đột nội bộ và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn.
Những hình thức M&A phổ biến ngày nay
M&A theo chiều dọc (Vertical M&A)
M&A theo chiều dọc hay M&A dọc theo chuỗi cung ứng là hình thức sáp nhập hoặc thâu tóm các công ty hoạt động trong các mắt xích khác nhau của chuỗi cung ứng, mục đích là tạo ra hiệu quả kinh tế đồng thời giảm chi phí sản xuất.
Loại hợp nhất theo chiều dọc này sẽ tạo ra một hệ thống sản xuất và phân phối hiệu quả hơn, qua đó kiểm soát chất lượng sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn mang lại lợi thế cạnh tranh bằng cách giảm thiểu chi phí sản xuất và tối ưu hóa quá trình vận hành. Thông qua việc kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể đảm bảo chất lượng và hiệu suất cao nhất, đồng thời cắt giảm một số khoản chi phí không cần thiết, cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường.
M&A theo chiều ngang (Horizontal M&A)
M&A theo chiều ngang (M&A ngang hàng) là hình thức sáp nhập hay thâu tóm các công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh hoặc một ngành công nghiệp nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh và thị phần.
Các doanh nghiệp trong hoạt động M&A theo chiều ngang đa phần có điểm chung là sản phẩm hay hình thức mua bán và cả phân khúc khách hàng. Hiệu quả từ loại hình M&A ngang hàng đem lại sẽ giúp gia tăng thị phần, tăng doanh thu lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
M&A kết hợp (Conglomerate M&A)
M&A kết hợp (M&A chéo) là hình thức sáp nhập / thâu tóm các công ty hoạt động trong các ngành công nghiệp hay lĩnh vực kinh doanh khác nhau với mục đích tăng trưởng doanh số bán hàng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm và dịch vụ.
Hình thức M&A này thường được diễn ra giữa những công ty cùng phục vụ một nhóm đối tượng khách hàng, trong cùng một lĩnh vực cụ thể nhưng không cung cấp sản phẩm giống nhau. Đặc biệt, những sản phẩm này có thể hỗ trợ lẫn nhau, đi cùng nhau để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, cũng vì thế mà nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
Tóm lại, hình thức sáp nhập này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: Giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, da dạng hóa các sản phẩm, mặt hàng, gia tăng lợi nhuận, tiếp cận các nguồn tài nguyên khách hàng sẵn có, ...
M&A thế chấp (Leveraged Buyout - LBO)
Hình thức M&A thế chấp là hình thức mà một nhóm nhà đầu tư hoặc một công ty sử dụng vốn vay để mua lại một công ty, đồng thời sử dụng tài sản của công ty đó làm thế chấp cho khoản vay.
Trong một thương vụ M&A thế chấp, tài sản của công ty được mua hoặc cả hai công ty (trong trường hợp sáp nhập) thường được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Mục đích là để giảm rủi ro cho bên cho vay bằng cách có quyền thế chấp trên tài sản của công ty nếu doanh nghiệp không thể trả nợ.
M&A tái cơ cấu (Restructuring M&A)
M&A tái cơ cấu là hình thức sáp nhập hoặc thâu tóm các công ty bị khó khăn tài chính hoặc hoạt động kém hiệu quả. Mục tiêu của quá trình M&A tái cơ cấu là để cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh, giảm bớt chi phí không cần thiết, hoặc thoát khỏi các tình trạng khó khăn tài chính.
M&A tái cơ cấu yêu cầu sự đánh giá kỹ lưỡng và chiến lược kinh doanh rõ ràng, với sự tham gia của các bên liên quan như cố vấn tài chính, luật sư, và quản lý doanh nghiệp, để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ và mang lại lợi ích tối đa cho công ty.
URL image
Quy trình tiến hành một thương vụ M&A
Quy trình thực hiện M&A là một quá trình đầy thách thức và đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, trong đó gồm chuyên gia M&A, luật sư, nhà đầu tư, và đội ngũ của cả hai công ty. Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình M&A:
Bước 1: Xác định mục tiêu và chiến lược
Trong giai đoạn này, công ty cần xác định mục tiêu cụ thể của việc M&A, bao gồm lý do, mục tiêu kinh doanh, và kết quả mong muốn. Sau đó, công ty sẽ thông qua các tiêu chí và chiến lược này để bắt đầu tìm kiếm và lựa chọn các đối tác tiềm năng phù hợp.
Bước 2: Đánh giá sơ bộ (Preliminary Due Diligence)
Giai đoạn đánh giá sơ bộ bao gồm việc đánh giá sơ bộ về tài chính, quản trị, pháp lý, và một số khía cạnh khác của công ty mục tiêu. Mục đích của giai đoạn này là để xác định tiềm năng và khả năng tương thích giữa hai bên.
Bước 3: Đánh giá chi tiết (Detailed Due Diligence)
Sau khi kết thúc và thông qua giai đoạn đánh gia sơ bộ, công ty tiến hành đánh giá chi tiết hơn về các vấn đề tài chính, kế hoạch kinh doanh, và quản lý, cũng như giải quyết các vấn đề pháp lý và tài sản của công ty mục tiêu.
Bước 4: Thiết lập kế hoạch hợp nhất (Integration Planning)
Trong giai đoạn xây dựng kế hoạch hợp nhất, công ty sẽ phát triển kế hoạch chi tiết cho việc hợp nhất, bao gồm việc hợp nhất quy trình kinh doanh, nhân sự, và hệ thống tài chính.
Bước 5: Thương lượng và Ký kết thỏa thuận
Giai đoạn này bao gồm việc thương lượng và ký kết các thỏa thuận M&A, với các điều khoản chi tiết về giá trị, phương thức thanh toán, và một số điều kiện liên quan khác.
Bước 6: Tiến hành hợp nhất và Quản lý sau M&A
Cuối cùng, quá trình hợp nhất chính thức diễn ra, bao gồm việc chuyển giao công nghệ, quản lý nhân sự, và quản lý tài chính. Giai đoạn hợp nhất cũng đòi hỏi việc quản lý và theo dõi chặt chẽ hoạt động của công ty sau M&A để đảm bảo sự thành công và ổn định lâu dài.
Quy trình thực hiện một thương vụ M&A đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đánh giá và quản lý rủi ro cẩn thận. Mỗi bước trong quy trình này đều vô cùng quan trọng và cần được thực hiện một cách tỉ mỉ, có chiến lược rõ ràng để đạt được kết quả thành công.
URL image
Phương pháp định giá một thương vụ M&A
Trong một thương vụ Mua lại và Sáp nhập, việc định giá doanh nghiệp một cách chính xác là yếu tố quan trọng giúp các bên liên quan đưa ra quyết định đầu tư thông minh. Sau đây là các phương pháp tính M&A phổ biến nhất:
Tính giá trị doanh nghiệp (Enterprise Value, EV)
EV hay Enterprise Value là tổng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cộng với nợ, trừ đi tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt của doanh nghiệp. Phương pháp sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về giá trị thực sự của doanh nghiệp bằng cách tính đến cả những khoản nợ và tiền mặt.
Tính giá trị vốn chủ sở hữu (Equity Value)
Equity Value là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu, tính bằng cách nhân giá cổ phiếu với tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Phương pháp này chủ yếu là tập trung vào giá trị của cổ đông.
Tính Tỷ Lệ P/E (Price-to-Earnings Ratio)
Tỷ lệ P/E hay Price-to-Earnings Ratio được sử dụng để định giá một doanh nghiệp bằng cách chia giá trị thị trường của cổ phiếu cho lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu. Phương pháp này sẽ hỗ trợ nhà đầu tư trong việc hiểu được giá cổ phiếu hiện tại so với khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Tính giá trị tiềm năng (Potential Value)
Tính giá trị tiềm năng là hình thức định giá doanh nghiệp dựa trên giá trị tiềm năng có thể đạt được thông qua các dự án, sản phẩm hoặc thị trường mới. Phương pháp này tập trung chủ yế vào việc đánh giá khả năng tăng trưởng và mở rộng trong tương lai của doanh nghiệp.
Tính tỷ lệ đổi trao đổi (Exchange Ratio)
Exchange Ratio được sử dụng trong M&A với mục đích xác định số lượng cổ phiếu mà một công ty sẽ cung cấp để đổi lấy cổ phiếu của công ty khác, dựa trên giá trị thị trường của cổ phiếu của họ.
Tính giá trị tài sản (Asset Value)
Tính giá trị tài sản là phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên tổng giá trị tài sản ròng, bao gồm cả tài sản hữu hình và vô hình. Phương pháp này thường được áp dụng cho những doanh nghiệp sở hữu nhiều tài sản cố định.
Mỗi phương pháp định giá cho M&A đều có những ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương pháp nào để định giá sẽ phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể của giao dịch M&A cũng như thông tin và dữ liệu sẵn có.
Những điều luật cần lưu ý khi tham gia Hoạt động M&A?
Ngày nay, hoạt động M&A đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam và được quản lý thông qua một loạt các quy định pháp luật từ nhiều lĩnh vực khác nhau:
Theo Luật Doanh Nghiệp:
Các Điều 17, 198, 199, 200, 201, 51, 52, 126 và 127 đề cập đến thủ tục cho hoạt động sáp nhập, hợp nhất, tách, chia công ty; điều kiện cho việc góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần, và quản lý doanh nghiệp; quy định mua, bán, chuyển nhượng cổ phần cho các loại hình doanh nghiệp.
Theo Luật Chứng Khoán:
Điều 93 theo Luật Chứng Khoán quy định các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cần phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận trước khi tiến hành các hoạt động M&A.
Theo Luật Cạnh Tranh:
Các Điều 29 và 30 xác định hoạt động mua lại, sáp nhập và hợp nhất công ty, đảm bảo rằng các hoạt động này không gây ảnh hưởng hoặc hạn chế đối với thị trường.
Theo Luật Các Tổ Chức Tín Dụng:
Điều 153 yêu cầu các tổ chức tín dụng muốn thực hiện hoạt động M&A cần phải có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước thông qua văn bản pháp lý.
Theo Luật Đầu Tư:
Điều 3 và 24 cho phép nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động kinh doanh như thành lập tổ chức kinh tế, mua cổ phần, góp vốn đầu tư dưới điều kiện tuân thủ các quy định và điều kiện của Nhà nước.
URL image
Quy định pháp luật về hoạt động M&A đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình thực hiện M&A, giúp bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan và đảm bảo tính ổn định của thị trường. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia vào hoạt động M&A, việc nắm vững các quy định pháp luật trên là vô cùng quan trọng để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ.
Những thương vụ M&A tiêu biểu trong năm qua
Thương vụ M&A nổi bật của thế giới
Những thương vụ M&A đã trở thành một phần quan trọng của chiến lược tăng trưởng và phát triển cho nhiều doanh nghiệp toàn cầu. Dưới đây là một số thương vụ M&A nổi tiếng mà các bên tham gia đã hỗ trợ nhau trong việc tăng cường sức mạnh cạnh tranh và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy thách thức:
M&A thuộc khối tài chính ngân hàng
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các thương vụ M&A đáng chú ý bao gồm:
Sự hợp nhất giữa ABN Amro và Barclays PLC đã tạo nên một thỏa thuận khổng lồ trị giá 91 tỷ USD.
Unicredit SPA mở rộng quy mô bằng cách sáp nhập Societe Generale SA và Capitalia SpA vào hệ thống của mình.
Bank of America tăng cường vị thế trên thị trường bằng việc thu mua Merrill Lynch với số tiền lên tới 50 tỷ USD.
Wells Fargo tăng trưởng mạnh mẽ thông qua việc tiếp quản Wachovia, với giá trị thương vụ 15,1 tỷ USD.
Sự kết hợp giữa Ngân hàng UFJ Holding và Mitsubishi Tokyo Financial Group là một bước ngoặt trong ngành ngân hàng Nhật Bản.
Sàn giao dịch New York NYSE mở rộng sức ảnh hưởng toàn cầu thông qua việc mua lại Euronext với giá 14,3 tỷ USD.
M&A thuộc khối ngành công nghệ
Sự kết hợp giữa Antel, TPG Capital và Goldman Sachs đã tạo ra một thỏa thuận trị giá 27,5 tỷ USD.
Thomson (Canada) mở rộng quy mô toàn cầu bằng việc sáp nhập Reuters (Anh) với giá hơn 17 tỷ USD.
Tập đoàn Sony tăng cường mảng truyền thông di động thông qua việc sáp nhập với AB L.M. Ericsson.
Mối quan hệ đối tác giữa iPod của Apple và HP đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực công nghệ.
Oracle mở rộng dấu ấn trong ngành phần mềm doanh nghiệp bằng việc mua lại Siebel Systems với giá 5,85 tỷ USD.
Sự hợp tác giữa Microsoft và Yahoo đánh dấu một chương mới trong lịch sử của cả hai công ty.
M&A thuộc khối ngành ôtô
Việc Chrysler kết hợp với Fiat mở ra cơ hội mới cho cả hai thương hiệu trên thị trường toàn cầu.
Volkswagen và Porsche tạo nên một liên minh mạnh mẽ thông qua thương vụ M&A, củng cố vị thế của mình trong ngành công nghiệp ô tô.
Những thương vụ M&A đáng chú ý tại Việt Nam
ThaiBev và Sabeco
Sabeco, công ty hàng đầu trong ngành sản xuất bia và nước giải khát tại Việt Nam, đã chuyển nhượng 53,59% cổ phần của mình với giá trị 4,8 tỷ USD cho Thai Beverage (ThaiBev). Giao dịch này mở ra cánh cửa cho ThaiBev tiếp cận và mở rộng thị trường nước giải khát và bia rượu tại Việt Nam, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chiến lược kinh doanh quốc tế của họ.
URL image
Shinhan Bank Đầu Tư vào Tiki
Tiki, một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam, đã nhận được sự đầu tư trị giá 88 triệu USD từ Shinhan Bank, thuộc Tập đoàn Shinhan của Hàn Quốc. Thương vụ này không chỉ mở rộng dấu ấn của Shinhan tại Việt Nam mà còn góp phần vào sự phát triển và mở rộng của Tiki trong khu vực.
URL image
Central Group Mua Big C Việt Nam
Central Group, một công ty hàng đầu của Thái Lan, đã đầu tư khoảng 1,11 tỷ USD để sở hữu Big C tại Việt Nam, với mục tiêu nắm giữ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam. Đây không phải là bước đi đầu tiên của Central Group tại Việt Nam khi trước đó, họ cũng đã thành công trong việc mua lại Nguyễn Kim, một chuỗi bán lẻ điện tử nổi tiếng.
URL image
Kết luận
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng gắn kết và sự cạnh tranh trở nên khốc liệt, Mua lại và Sáp nhập - Mergers and Acquisitions (M&A) đã trở thành một chiến lược không thể thiếu cho các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô và tăng cường sức mạnh cạnh tranh.
Qua việc tìm hiểu định nghĩa, lợi ích và các hình thức M&A phổ biến, cũng như nhìn lại một số giao dịch M&A nổi tiếng tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng sâu rộng của hoạt động này đối với sự phát triển kinh tế cũng như sự thịnh vượng của các doanh nghiệp. M&A không chỉ là công cụ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, mở rộng thị trường và tăng trưởng về quy mô, mà còn là chiến lược quan trọng giúp các doanh nghiệp đối mặt với thách thức, khai thác cơ hội trong môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay.
Khi thực hiện M&A, doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, phân tích chiến lược và tuân thủ đúng pháp luật để đảm bảo thành công và phát triển bền vững trong tương lai.